15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ(Tin độc quyền)

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ

Công ty VNG đến nay đã tròn 16 tuổi còn tượng đài game nhập vai kiếm hiệp Võ Lâm Truyền Kỳ tại Việt Nam thì đã bước sang con số 15 năm. 

Đối với các game thủ thì VNG chính là người mở đầu cho kỷ nguyên game nhập vai xuất hiện ồ ạt về sau ở đất nước hình chữ S; còn đối với các công ty trong lĩnh vực công nghệ VNG được xem là một tượng đài; còn đối với giới nghiên cứu thị trường thì VNG chính là đại diện tiêu biểu cho sự phát triển của mảng kinh doanh mạng.

Và hơn hết, với tinh thần khởi nghiệp luôn tồn tại trong văn hóa công ty này mà nhiều người đang hy vọng về cuộc cách mạng làm chủ trí tuệ nhân tạo mang thương hiệu “made in Viet Nam” đến từ VNG.

VÀI NÉT VỀ NGƯỜI SÁNG LẬP VNG

Một trong những người sáng lập và đóng vai trò chủ chốt sau thành công của “startup kỳ lân” VNG Corporation đó là Lê Hồng Minh. Ít ai biết rằng, ông từng là một người nghiện game theo đúng nghĩa đen. Sinh năm 1977 tại Hà Nội, ông theo học ngành Tài chính ngân hàng tại trường đại học Monash (Australia) – ngôi trường nằm trong Top 100 trường đại học danh giá nhất trên thế giới.

Khi còn là sinh viên ông còn làm việc bán thời gian cho một cửa hàng trong 2 năm rưỡi. Ông Minh thừa nhận, ban đầu đi làm chỉ vì kiếm thêm thu nhập, nhưng dần dần, ông yêu công việc vì có cơ hội được giao tiếp với nhiều khách hàng. Ông cũng tự nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng cách pha trò tiếng Anh với khách hàng.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 0

Sau khi tốt nghiệp, ông Minh trở về nước với công việc đầu tiên là làm nhân viên ở Vinacapital. Nhưng tình yêu dành cho game không vì thế mà giảm sút, năm 2003, sau khi dẫn đầu một đoàn Việt Nam tham dự World Cyber Game tại Hàn Quốc, ông đã cùng vài người bạn thành lập một phòng chơi game nhỏ chỉ để thỏa mãn đam mê và làm một vài dịch vụ kinh doanh kèm theo. Và cứ đến buổi tối, cởi bỏ bộ suit của một nhân viên tài chính, ông Minh lại trở thành ông chủ của tiệm cafe Internet dân dã.

Rồi chỉ một năm sau cùng với 4 người bạn, ông Minh quyết định bỏ việc ở Vinacapital để thành lập Vinagame. Được biết vốn thành lập của công ty ban đầu là 4,5 tỷ đồng, ông Minh góp 2,62 tỷ đồng, tương đương 58% cổ phần, và đây cũng chính là tiền thân của VNG Corporation ngày nay.

VÕ LÂM TRUYỀN KỲ MỞ ĐƯỜNG CHO KỶ NGUYÊN GAME NHẬP VAI TẠI VIỆT NAM

Sự ra đời của Vinagame vào năm 2004 đã tạo ra bước phát triển mới không chỉ ở mang trò chơi trực tuyến (game online) mà còn cho cả lĩnh vực công nghệ số khi đó. Sau 1 năm ra đời, Vinagame tạo cơn sốt trong giới game online Việt khi nhập khẩu game Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK). Ngay lập tức công ty đã tăng trưởng thần kỳ, đột phá chiếm lĩnh thị trường game online tại Việt Nam chỉ sau vài năm xuất hiện.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 1

Dành cho ai chưa biết thì VLTK là một tựa game nhập vai trực tuyến lấy chủ đề Kiếm Hiệp Tình Duyên được rất nhiều người chơi yêu thích vào thời điểm bấy giờ, do công ty công ty Kingsoft (Trung Quốc) phát riển. Trước khi về Việt Nam, trò chơi cũng vất vả chinh phục giới game thủ ở đất nước Vạn Lý Trường Thành thời sơ khai và được hiệp hội phần mềm Trung Quốc trao giải trò chơi xuất sắc nhất năm 2003.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 2

Sau khi được việt hóa giao diện, chuyển ngữ chỉn chu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát hành chính thức đến tay người chơi vào tháng 3/2005. Cũng theo thống kê từ VNG chia sẻ thì tính từ khi ra mắt cho đến tháng 4/2014, tựa game này đã thu hút được gần 20 triệu người chơi với 86 server tại cùng thời điểm. Đây cũng là tựa MMORPG thu phí giờ chơi đầu tiên ở làng game Việt mang đến nhiều cột mốc đáng tự hào cho VNG nói riêng và làng game Việt nói chung mà tới tận bây giờ chưa có một sản phẩm nào phá vỡ được!

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 3

Đơn cử một trong những sự kiện tầm cỡ nổi bật nhất của VLTK là Đại Hội Võ Lâm với sự tham gia của hơn 40.000 người vào năm 2005 tại nhà thi đấu quân khu 7, TP. Hồ Chí Minh. Tham vọng của VNG không chỉ dừng lại ở nhập khẩu game, ngay từ đầu họ đã có ý định tự sản xuất một tựa game nhập vai thuần Việt nam. Hay hoạt động Thiên Hạ Đệ Nhất Bang và Bang Hội Tinh Anh được duy trì liên tục gần 15 năm tồn tại và phát triển của VLTK, thu hút hàng nghìn Bang lớn có tên tuổi vào tham gia tranh tài trên các hoạt động PvP quy mô của game.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 4

Và sau 7 năm với chi phí đầu tư hơn 20 tỷ đồng, đến tháng 3/2010, đơn vị chính thức trình làng thành quả nghiên cứu của mình mang tên Thuận Thiên Kiếm lấy bối cảnh là lịch sử Việt Nam. Điều đó như một niềm tự hào cho giới game thủ trong nước dù thành quả doanh thu chưa được kiểm chứng.

TỪ ZINGME ĐẾN ZALO VÀ SỰ BÙNG NỔ CỦA KINH DOANH MẠNG

Có thể nói nhập khẩu và phát triển game trực tuyến ngay từ đầu đã là mục tiêu và là thế mạnh của VNG, nhưng ở mảng chủ lực này đơn vị vẫn luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro khó lường. Theo thống kê của hội thảo phát triển ngành trò chơi trực tuyến lần 3 do VNG tổ chức, khoảng 90% các sản phẩm game trực tuyến đều không thành công ngay từ khâu sản xuất và 9% khi bước vào thị trường.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 5

Điều đó khiến cho VNG quyết định mở rộng hoạt động sang các ngành dịch vụ Internet khác. Cụ thể năm 2008 đơn vị đổi tên thành VNG Corp và từng bước thể hiện tham vọng của mình. Họ bắt đầu với Zing – hệ thống dịch vụ game online, thanh toán trực tuyến và thông tin giải trí đồng bộ trên Internet.

Hệ thống này bao gồm Zing MP3, Zing Chat, Zing New và ZingMe – trong đó nổi bật nhất là ZingMe và Zing MP3. Tuy nhiên, nếu Zing MP3 thành công ngoài mong đợi thì ZingMe – mạng xã hội đầu tiên tại Việt Nam lại sớm nhận trái đắng. Nói chính xác hơn thì ZingMe là mạng xã hội hỗ trợ ngành game, nó bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2009 với nhiều game như Siêu thị bạn bè, Khu vườn trên mây, Nông trại vui vẻ, Nhà hàng vui vẻ.

Vào giai đoạn hoàng kim, thống kê ước tính ZingMe đạt hơn 1 triệu người dùng 1 tháng. Tuy nhiên, nó lại dễ bị các phần tử xấu lợi dụng lừa đảo, phát tán mã độc hay đăng tải những nội dung phản cảm, tục tĩu…Chưa kể sự đổ bộ của Facebook, Instagram, Twitter hay Youtube đã khiến cho mạng xã hội đầu tiên của người Việt không thể nào cạnh tranh lại.

Ngược lại với ZingMe thì Zing MP3 lại là thành quả ngọt ngào của VNG. Website cộng đồng âm nhạc trực tuyến của người Việt được ra mắt đầu tiên vào ngày 1/8/2007, tích hợp hệ thống tìm kiếm công nghệ hiện đại.

Các robot sẽ tự động tìm kiếm những đường link có đứa nội dung âm nhạc trên một số website âm nhạc phổ biến tại Việt Nam giúp người dùng chỉ cần vào mục tìm kiếm nhạc là đã có thể tìm kiếm nhạc từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời cho phép người chơi tải, nhúng vào blog, chia sẻ bạn bè những bài hát mà mình yêu thích.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 6

Zing MP3 có kho nhạc hơn 1 triệu bài hát, trang web còn thường xuyên cập nhật danh sách bài hát, ca sĩ mới. Ngoài ra tính năng Playlist còn giúp người nghe tạo Album riêng với những bài hát yêu thích tổng hợp từ nhiều nguồn để nghe và chia sẻ với bạn bè, người thân. Tính đến năm 2020, trang MP3 là trang nghe nhạc kỹ thuật số lớn nhất tại Việt Nam với hơn 50 triệu người dùng và hơn 2 triệu lượt truy cập mỗi ngày.

Bên cạnh Zing MP3, VNG còn có một ứng dụng khác mang lại nhiều thành công nổi trội đó là Zalo, đây là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí trên nền tảng di động. Nó được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2012 và cán mốc 20 triệu người dùng trong vòng 2 năm. Bám theo những lĩnh vực hoạt động trên nền tảng Internet, thương mại điện tử cũng sớm được VNG lấn sân với website là 123mua.vn ra mắt năm 2006, sau đó là trang thương mại điện tử 123.vn theo mô hình B2C. Bên cạnh đó VNG còn đầu tư vào Tiki và rót hơn 400 tỷ đồng vào các công ty phần mềm và kinh doanh thẻ trò chơi lớn nhỏ khác trong nước.

VNG VẪN LÀ CÔNG TY VIỆT NAM

Năm 2010, một bài viết về VNG trên Fox đã dẫn lời giám đốc chiến lược một công ty ở Bắc Kinh rằng VNG vẫn đang phát triển rập theo mô hình của Tencent, và điểm chung của 2 công ty này là có cùng cổ đông IDG Ventures. Bài báo cũng nhắc tới giám đốc tài chính của VNG – Johnny Shen – người từng giữ chức vụ M&A của Tencent.

Trước những đồn đoán việc Tencent nắm giữ một phần lớn cổ phần tại VNG, năm 2012, phía VNG đã đưa ra thông cáo báo chí, trong đó TGĐ của VNG là Lê Hồng Minh đã khẳng định “VNG là công ty Việt Nam với tỷ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam”. VNG nêu rõ, việc ông Lê Hồng Minh – chủ tịch kiêm TGĐ của công ty đang sở hữu 19% cổ phần chứ không phải là 1% như các tin đồn.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 7VNG Campus – Mô hình văn phòng thông minh cấp quốc tế của VNG.

6 cổ đông nước ngoài là 6 nhà đầu tư gồm các doanh nghiệp và cá nhân đến từ Singapore, Luxembourg, Trung Quốc, Mỹ, Canada và quần đảo thuộc Anh. Họ đang chiếm 44,64% cổ phần của VNG gần chạm trần sở hữu tối đa là 49%. Trong đó thì các cổ đông ngoại đáng chú ý là cổ đông Tencent của Trung Quốc, Goldman Sachs của Mỹ, GIC quỹ đầu tư của chính phủ Singapore. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu cụ thể của từng nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn là một bí mật.

Tháng 7/2014, tạp chí nổi tiếng của Mỹ đã dẫn một nghiên cứu về 50 công ty Internet ở một số quốc gia đến từ 6 châu lục, cho thấy VNG – ngôi sao công nghệ của Việt Nam được định giá lên đến 1 tỷ USD. Trong vòng 13 năm, vốn điều lệ của VNG tăng từ 15 tỷ lên 330 tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất của VNG đã tăng trưởng gần 800 tỷ đồng trong năm 2017. Tiếp đó một năm, VNG gây bất ngờ khi ký kết bản ghi nhớ với Nasdaq về việc giữ kín niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán lớn thứ 2 thế giới này.

KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG “XUÔI CHÈO MÁT MÁI”

Không phải bước lấn sân, khai phá nào của VNG cũng mang về trái ngọt, như Zalo, Zing MP3. Một lĩnh vực tưởng chừng ngon ăn như thương mại điện tử đã trở thành bài toán khó của đơn vị. Bản thân VNG đã “thử lửa” với 123mua, Zing Deal, 123.vn nhưng tất cả đều phải “rút quân”. Sau Zingdeal thì hàng loạt mô hình mua theo nhóm khác cũng dần rơi rụng do cạnh tranh gay gắt và 123mua cũng được bán lại cho Sendo.vn của FPT với giá rẻ như cho.

Nhận trái đắng từ việc đầu tư dàn trải là điều dễ hiểu, tuy nhiên, những sản phẩm được xem là khá thành công như Zing New, Zing MP3, Zalo, thậm chí cả ở mảng game online vẫn phải chịu nhiều sóng gió khi liên tục vướng vào những vụ bê bối. Đơn cử Zing MP3 từng bị kiện vì đăng tải trái phép bài hát Đường đến vinh quang với mức bồi thường 150 triệu đồng. Tương tự, ca sĩ Đăng khôi cũng đã từng kiện công ty đã vi phạm bản quyền gần 10.000 ca khúc Kpop của khoảng 700 nghệ sĩ Hàn Quốc, do việc giải trí được ủy quyền hợp pháp tại Việt Nam.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 8

Không chỉ vướng vào lùm xùm bản quyền với nhiều ca sĩ, công ty sản xuất âm nhạc, Zing MP3 còn bị các công ty lớn như Coca Cola, Samsung rút hợp đồng quảng cáo. Nối tiếp Zing MP3 là Zing New – dịch vụ cung cấp tin tức cho độc giả với nhiều chuyên mục phong phú khác nhau từng bị phạt 37,5 triệu đồng vì đăng ký các nội dung không đúng với giấy phép đăng ký.

Không chỉ ở hệ thống Zing, VNG còn nếm trái đắng với Zalo khi tháng 7/2019, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.Hồ Chí Minh cấp văn bản đề nghị các bên đăng ký và quản lý tên miền phải thu hồi 2 tên miền của Zalo là Zalo.vn và Zalo.me của công ty cổ phần VNG với lý do Zalo đã hoạt động mạng xã hội mà vẫn chưa có giấy phép.

Còn ở lĩnh vực thế mạnh của mình là game online thì VNG gặp rất nhiều rắc rối khi VLTK phát triển quá nhanh chóng, nó đặt ra vấn đề bảo hộ quyền sở hữu tài sản ảo của người chơi cũng như thông tin của người dùng. Bên cạnh đó, việc có quá nhiều người truy cập cùng 1 lúc cũng từng là vấn đề nan giải của hãng, khiến tình trạng quá tải, lag, dis diễn ra ra liên tục.

VNG CỦA NĂM 2020+ CHẠY ĐUA ĐỂ BẮT KỊP THỜI ĐẠI

Sau 16 năm phát triển, số lượng nhân viên của VNG đã lên đến 3000 người, nhiều sản phẩm của startup này đang gây được tiếng vang trong nước và khu vực như Zalo, Zing, VNG Games định hướng oversea. Nỗ lực và tư duy khác biệt, trong đó Zalo là sản phẩm ấn tượng nhất của VNG với 100 triệu người dùng và 1 tỷ tin nhắn qua Zalo mỗi ngày tính vào thời điểm năm 2018.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công nhận VNG là một trong 20 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Từ năm 2018 – 2020, VNG tiếp tục khởi nghiệp trong một lĩnh vực trên thị trường còn rất sơ khai, đó là IoT – Internet of Things. VNG đã trình và xin ý kiến cổ đông để bổ sung thêm các ngành nghề như sản xuất linh kiện điện tử, đồ điện dân dụng để phục vụ cho sự phát triển của phòng IoT. Bởi lẽ, IoT chính là một trong các yếu tố làm nên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu hiện đại trong sản xuất.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 9

Không dừng lại ở đó, VNG còn cung cấp các dịch vụ Đám mây toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp địa phương. Một số sản phẩm tiêu biểu như là vCloudcam, 123CS, Cloudserver,… Công ty có 2 Data Center đạt tiêu chuẩn Tier-3 đặt tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội với tổng diện tích lên đến 1.700m2, công suất điện cung cấp trên 1,2 megawatt.

Với ông Lê Hồng Minh và cộng sự, thách thức lớn nhất hiện nay của VNG là làm thế nào bắt kịp với những công nghệ mới nhất của thế giới. Bài học của Nokia, Yahoo – những ông lớn toàn cầu cùng thời là bài học nhắc nhở: Cho dù một công ty có lớn đến đâu, tiềm lực tài chính dồi dào thế nào vẫn có thể sụp đổ ngay ngày mai nếu họ không tương thích với sự thay đổi công nghệ chóng mặt đang diễn ra hàng ngày.

Ông Minh tin rằng Trí tuệ nhân tạo sẽ định hình lại thế giới trong tương lai theo một cách con người không thể nào tưởng tượng nổi. Qua đó đơn vị vẫn đang tìm kiếm 1 lối đi riêng để bắt kịp “làn sóng” AI, trên hành trình đó họ đã có những sản phẩm đầu tiên đó là trợ lý ảo mang tên Ki-Ki, tương tự như Siri của Apple, Google Adsense của Google hay Cortana của Microsoft.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 10

Dù ra mắt sau nhưng mà lợi thế lớn nhất của Ki-Ki là nghe và hiểu được tiếng Việt. Hiện Trợ lý ảo này có thể thực hiện được các tác vụ quen thuộc như mở nhạc, đọc tin, gửi tin nhắn, tra cứu thời tiết, tra cứu kiến thức,… Một điều thú vị là Ki-Ki có thể hiểu được tiếng của 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Kế hoạch sắp tới của Ki-Ki là tích hợp lên các thiết bị phần cứng như loa thông minh, phát triển thành công cụ tìm kiếm bằng giọng nói và tích hợp vào sản phẩm hiện nay của Zalo Form để phục vụ người dùng. Đây là ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên của một doanh nghiệp Việt Nam được đưa ra thị trường.

Còn với ông Minh và các cộng sự, đây chỉ là bước tiếp theo trên con đường chinh phục những mục tiêu khác thường với niềm tin rằng: Trí thuệ của người Việt hoàn toàn có thể hội nhập với làn công nghệ thế giới.

CHẤT CHƠI VÕ LÂM TRUYỀN KỲ 1 BẢN PC SẼ BƯỚC LÊN NỀN TẢNG MOBILE

Trong một bài phỏng vấn trả lời báo Zing News mới nhất vào ngày 19/12/2020, ông Lê Hồng Minh có đoạn chia sẻ: “Thực ra lúc sang Trung Quốc vào thời điểm cuối tháng 10/2004 để ký hợp đồng với KingSoft, Minh và các cộng sự chưa hề biết mặt mũi game VLTK như thế nào. Đâu đó khoảng 1-2 tuần sau thì mới bắt đầu làm việc với đối tác, được họ gửi tài liệu giới thiệu sản phẩm để đọc. Trong xấp tài liệu đó có một tấm hình screenshot về chiêu thức tung đòn hóa 12 con rồng của Cái Bang. Đó cũng là lần đầu tiên Minh được nhìn thấy chiêu thức tưởng tượng bao lâu nay lên game trông như thế nào khiến mình nhớ mãi đến tận bây giờ dù đã hơn 16 năm”.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 11Liệu dự án mới sẽ lấy tên là Chí Tôn Võ Lâm?!

Và để kỷ niệm cột mốc 15 năm VLTK tồn tại và phát triển tại Việt Nam, VNG cùng với đối tác KingSoft mong muốn duy trì thêm những nội dung tốt cho game và cho những người yêu mến dòng game Kiếm Hiệp Tình Duyên trong nhiều năm qua. Đặc biệt trong năm 2021, VNG sẽ phát hành phiên bản Võ Lâm Truyền Kỳ đầu tiên trên nền tảng mobile.

“Đây là một trong những trải nghiệm mà Minh cực kỳ mong chờ. Sau đấy sẽ tiếp tục có những sản phẩm tiếp nối để tận dụng nguồn tài nguyên nội dung đồ sộ và thú vị mà VLTK đã gầy dựng trong hơn 15 năm qua” – Ông Minh nhấn mạnh.

15 năm Võ Lâm Truyền Kỳ, 16 năm VNG hóa Kỳ lân công nghệ 12

Để biết thêm thông tin chi tiết về dự án này bạn đọc hãy cùng AFKMobi đón chờ đến 20h tối ngày 20/12/2020 để xem buổi live streams chính thức của sự kiện Đại Hội Võ Lâm 2020 – 15 năm VLTK nhìn lại do VNG tổ chức để nắm rõ thêm thông tin chi tiết nhé!

Trang chủ https://volam15.zing.vn

Hãy đăng ký
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!
Bình luận

Rảnh tay tìm game hay

Tìm game Mobile Thêm

Chơi game H5 Thêm