Lối chơi chiến thuật phòng thủ đối kháng.
Bê bối quảng cáo game gacha: Studio Ppuri và cuộc chiến chính trị trong ngành game Hàn Quốc
Trên con đường phát triển mạnh mẽ của các game gacha trên nền tảng smartphone, không chỉ có lợi nhuận và doanh thu quảng cáo mà còn xuất hiện sự lợi dụng cho mục đích tuyên truyền chính trị.
Studio Ppuri đang là tâm điểm của vụ bê bối mới nhất trong ngành game Hàn Quốc, khi phát hiện rằng các video quảng cáo do họ thực hiện mang đến một thông điệp tuyên truyền chính trị nhạy cảm.
Trong một số video quảng cáo của Studio Ppuri, nhân vật trong các game như Blue Archive, Maplestory M, KOF All Stars, Arknights, và Genshin Impact bản Hàn được phát hiện tạo ra cử chỉ tay được coi là biểu tượng của một nhóm nữ quyền trong nước.
Cử chỉ này không chỉ không phù hợp với nội dung và tình huống trong game, mà còn giống hệt với logo của nhóm nữ quyền Megalian – một nhóm được coi là cực đoan với mục tiêu loại bỏ đàn ông ra khỏi xã hội.
Có thể bạn muốn xem thêm: Reverse: 1999 là tựa game gacha thành công nhất năm 2023 sau Honkai: Star Rail
Khám phá này đã gây tranh cãi lớn trên mạng, đặt ra nhiều vấn đề về tầm ảnh hưởng của game gacha không chỉ trong giới game thủ mà còn trong việc truyền tải thông điệp chính trị.
Được biết Studio Ppuri chỉ là một studio chuyên thực hiện các đoạn animation quảng cáo cho sản phẩm của các ông lớn như NEXON và Kakao Games.
Kim Chang-Seop, giám đốc sản xuất của Maplestory M tại NEXON, cho biết họ đã xóa tất cả video của Studio Ppuri và đang tiến hành điều tra.
Kim Chang-seop, giám đốc MapleStory tại Nexon, trò chuyện với người hâm mộ thông qua buổi gặp mặt trực tuyến vào tối Chủ Nhật.
Ông tuyên bố không chấp nhận việc lợi dụng sản phẩm văn hóa giải trí để tuyên truyền thông điệp thù địch.
Studio Ppuri đã phản đối là họ không có ý định mang thông điệp chính trị và cam kết sẽ chịu trách nhiệm, thực hiện các sửa đổi cần thiết.
Sự xuất hiện của biểu tượng kì lạ trong một đoạn quảng cáo khác của MapleStory M.
Tuy nhiên, hành động này đã kích thích sự giận dữ của các nhóm nữ quyền Hàn Quốc, chỉ trích các công ty Hàn Quốc và đề xuất cấm các game gacha, cho rằng chúng chỉ tạo ra “sự ảo tưởng” tích cực cho nam giới.
Hàn Quốc, đất nước có phong trào đấu tranh nữ quyền mạnh mẽ, đang đối mặt với những xung đột và tranh cãi về bình đẳng giới, đặc biệt là khi mức độ căng thẳng giữa nam và nữ giới tăng cao theo thống kê từ tổ chức khảo sát Ipsos.