Game điều binh khiển tướng sở hữu đồ họa 3D cực khủng.
Thế hệ Gen Z đang thay đổi tương lai của ngành Game và Thể thao điện tử như thế nào?
(Thị trường) Thế hệ Z (Gen Z) là những người sinh ra từ giữa những năm 90 đến đầu 2000. Đây là nhóm nhân khẩu học có tác động mạnh đến văn hóa, định hình lại các giá trị truyền thống về ngành giải trí trực tuyến, du lịch, mua sắm, tin tức và giáo dục trong thời đại 4.0.
Có thể thấy trong vài năm đổ lại đây, Gen Z đang dần taọ ra các xu hướng mới từ việc tìm kiếm game cho đến cách thức trải nghiệm trò chơi trên nền tảng Mobile cũng như PC/Console. Họ đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người làm game, khiến họ phải thay đổi kịch bản và quy trình sản xuất game từng ngày.
Từ đó, họ giúp các công ty giải trí không ngừng tìm kiếm hướng đi mới, nhanh chóng tạo ra những trào lưu mới, như Among Us là một ví dụ điển hình trong năm 2020 vừa qua. Họ không chỉ sử dụng việc chơi để giải trí đầu óc đơn thuần mà còn coi đó là công cụ kết nối với những người mới và gắn kết thêm bạn bè cùng đam mê.
Gen Z chơi game không phân biệt giới tính hay vị trí địa lý
Phải thừa nhận những bạn Gen Z đang làm rất tốt điều này. Đó là phá bỏ các rào cản về giới tính và chủng tộc để đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người dù trong môi trường ảo hay ở đời thực. Trên thực tế, 80% người chơi Gen Z nói rằng giới tính không nói lên bạn là ai, hay bạn là người như thế nào. Điều đó cũng được thể hiện rõ trong hành vi chơi game của Gen Z hiện nay.
Chẳng hạn như ở Đông Nam Á, khoảng cách giới tính chơi game đang dần bị thu hẹp nhanh chóng. Theo số liệu thống kê từ các đơn vị nghiên cứu thị trường game cho thấy vào năm 2019, có khoảng 100 triệu game thủ nữ, chiếm 40% cộng đồng người chơi trong khu vực. Tại một số thị trường đặc thù như Thái Lan và Singapore, thì tỉ lệ nữ giới chiếm gần như ngang bằng với nam giới với tỷ lệ 50% và 46%.
Trước số lượng người chơi tăng mạnh mà các trò chơi ngày nay buộc phải không ngừng đa dạng hóa về nội dung lẫn cách thức trình bày sao cho trở nên gần gũi, cuốn hút nhất có thể. Thậm chí, nhóm game thủ này còn đang thách thức về ý tưởng truyền thông lẫn định hình lại khái niệm thế nào là một trò chơi hay? Một game thủ nổi tiếng?? đối với các nhà làm game lâu năm.
Ở Thái Lan, 62% thế hệ Gen Z thích chơi game, với 50% phụ nữ trong nhóm đó chọn chơi game thiết bị di động của họ cùng với nam giới (75%). Tương tự, ở các thành phố Cấp 1 và Cấp 2 ở Indonesia và Ấn Độ, các trò chơi đang phá vỡ các rào cản bằng cách loại bỏ bất kỳ tính năng nào có thể liên quan đến giai cấp hoặc quê quán của người dùng.
Ở những thành phố này, trò chơi được dân chủ hóa, có nghĩa là nơi bạn lớn lên không nhất thiết quyết định mức độ tham gia chơi game của bạn nhiều hay ít hoặc gián tiếp định hình bạn là rank nào, cấp VIP nào trong một tựa game online.
Thậm chí, các trò chơi kết nối mạng còn ra sức mở rộng đối tượng người dùng ra bên ngoài các khu vực Đô thị, Thành phố, Trung tâm thông qua rất nhiều sự kiện, offline, quà tặng, hội quán thú vị khác nữa. Có thể thấy, để bắt nhịp xu hướng này mà một số nhà phát triển trò chơi cần tập trung vào khai thác các nội dung, tính năng lấy cảm hứng từ văn hóa đương đại nhiều hơn là cách tiếp cận theo lối mòn truyền thống, cổ hủ.
Gen Z thích sự kết nối, không phân biệt tuổi tác, văn hóa
Theo khảo sát, nhiều Gen Z luôn tìm kiếm cảm giác thân thuộc và trưởng thành thông qua các trò chơi mặc dù họ đang ở độ tuổi vừa ăn vừa học. Cho dù kết nối với những người chơi khác trên khắp quốc gia, khu vực hay toàn cầu, các game thủ Gen Z luôn tìm cách giao lưu thông qua tính năng voice chat, kết bạn online xin nick tài khoản MXH cá nhân.
Đặc biệt, nhờ sự kết nối mang tính linh hoạt và chủ động này đã giúp các trò chơi tạo ra nhiều hội nhóm, cộng đồng mang bản sắc, phương châm tách biệt. Ở đó, một số người lại thích tranh đua, hơn thua với người khác để giành phần thắng về mình bằng mọi giá. Số khác thì tỏ ra quan tâm sân chơi đó có nhiều bạn nữ/nam/…không? Có nhiều liên minh/guild ở gần khu vực mình đang sinh sống hay không?? Thậm chí, họ còn thẳng thắn bày tỏ thái độ thích hoặc không thích trước một trò chơi đã từng trải nghiệm.
Với một sân chơi năng động là vậy có lẽ yếu tố Pro Gamer hay Hardcore Gamer khộng còn quá quan trọng với game thủ Gen Z. Bởi suy đi tính lại cái họ cần là một sân chơi cuồng nhiệt, luôn có đông đảo người qua lại để tiện việc chia sẻ, giao lưu, sống thật với bản chất trong trắng đang có sẵn trong đầu.
Nhờ vậy, cuộc chơi trong game không còn bị chia cắt bởi vấn đề tuổi tác, màu da, sắc tộc, ngôn từ hay địa vị. Thay vào đó họ xem ai cũng giống ai và việc được người khác tôn trọng hay ngưỡng mộ phụ thuộc vào những kỳ tích trong game mà chưa ai trong số bọn họ làm được.
Đó cũng là lý do dễ hiểu cho hạnh động các tay chơi Gen Z sẵn sàng lên hình phát sóng livestream hoặc đăng clip để chia sẻ về cách bồi dưỡng nhân vật ảo trở nên mạnh mẽ hơn, hay cách qua ải này màn chơi kia, tư thế hạ sát Boss – Kết liễu địch thủ sao cho nhanh gọn,…v…v…Mà theo họ, đó là những kinh nghiệm xương máu, là thông tin giá trị cần có cho cộng đồng biết tới.
Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ lý do các game thủ Gen Z luôn nhìn nhận mọi việc theo hướng rất màu hồng và hay có tính bắt trước, làm theo hiệu ứng đám đông. Với họ, việc một ngày nào đó mình có thể kiếm tiền từ game (mod game, cày đồ, bán acc, cày thuê…); làm nội dung từ Youtube; từ giải đấu sẽ là một việc không sớm thì muộn.
Cho nên đây cũng là lý do chính mà ở thời buổi này chúng ta dễ dàng bắt gặp các bài viết, video clip chia sẻ về cách chơi, mẹo cày game rất tâm đắc xuất hiện tràn ngập khắp các nền tảng MXH.
Gen Z thích xem và ủng hộ các streamer – người chơi nổi tiếng
62% các game thủ Gen Z đang sử dụng Facebook và YouTube để giải trí. Tại đây, họ có thể thả tim, like ảnh hay cmt dạo với mọi chuyện trên trời dười đất. Song song đó hành vi bỏ ra nhiều giờ đồng hồ để xem các streamer nổi tiếng hay tuyển thủ chơi game là việc thường ngày như cơm bữa.
Trong mắt họ, những người này có thể sánh ngang với các ca sĩ hay diễn viên nổi tiếng ở làng show Biz. Họ xem, họ ủng hộ (donate) một phần vì tính ngưỡng mộ, thần tượng của mình.
Mặt khác họ coi, họ phân tích như một chuyên gia thực thụ. Vậy nên các giải đấu eSports hay các tựa game mang thiên hướng tiệm cận với thời đại sinh sống của họ như Liên Quân, Free Fire,…luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc.
Gen Z đang thúc đẩy ngành công nghiệp game phát triển, tăng trưởng tốt
Khi ngành game tiếp tục trở nên phổ biến ở mọi nền tảng, kỹ thuật và công nghệ thì ảnh hưởng của Gen Z được coi là động lực tích cực góp phần thúc đẩy vào sự phát triển bùng nổ này trong tương lai. Mặc dù đây không phải là thế hệ đầu tiên bắt đầu hình thành việc chơi game nhưng Gen Z là một trong những nhóm người đầu tiên chấp nhận lối nghĩ và xem game là một phần không thể thiếu trong cuộc sống đời thường của mình.
Thông qua game, thì đây chính là môi trường để giao lưu học hỏi, để giải trí kết bạn, là một ngành nghề có thể phát triển bản thân, kiếm sống từ đam mê. Đúng hay sai, chúng ta cần thêm thời gian để quan sát và phân tích nhưng rõ ràng tập người chơi game đến từ Gen Z đang ngày một tăng chóng mặt và đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu của từng sản phẩm.
Có lẽ đến lúc các bậc tiền bối, lão làng trong ngành cần có cái nhìn thấu đạo, thiện lành hơn với tập nhân sự/khách hàng đặc biệt này! Họ như búp măng non trên một nhành cây, mà về sau chính họ sẽ là cây đại thụ, là người viết kịch bản, sáng tạo, định hình lại cách thức trải nghiệm game cho thế hệ XYZ ở thì tương lai.
(AFKMobi lược dịch từ nhiều nguồn)